Những quy định mới về đường thuỷ nội địa
Ngày 11 Tháng 09 Năm 2022
- 363698 Lượt xem
Theo Quy định, luồng đường thủy nội địa được phân thành ba loại, gồm:
(1) Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia.
– Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia (điều kiện 1).
– Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới (điều kiện 2).
(2) Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng; thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên.
(3) Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa; chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.
(1) Luồng đường thủy nội địa quốc gia là luồng đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Đi qua hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên có vai trò quan trọng phục vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia.
– Luồng trong địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nối trực tiếp với tuyến vận tải ven biển hoặc nối trực tiếp với hai luồng quốc gia (điều kiện 1).
– Luồng qua biên giới hoặc trên biên giới (điều kiện 2).
(2) Luồng đường thủy nội địa địa phương là luồng; thuộc phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trừ các trường hợp luồng tại điều kiện 1 và 2 nêu trên.
(3) Luồng chuyên dùng là luồng nối vùng nước cảng, bến thủy nội địa; chuyên dùng với luồng quốc gia hoặc luồng địa phương.
Theo đó, trước khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng luồng đường thủy nội địa, chủ đầu tư phải thỏa thuận về thông số kỹ thuật của luồng với cơ quan có thẩm quyền, trong đó: Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thỏa thuận về thông số kỹ thuật luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia; Sở Giao thông vận tải thỏa thuận về thông số kỹ thuật luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.
Đồng thời, luồng đường thủy nội địa trước khi đưa vào khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền công bố mở luồng, trong đó: Bộ Giao thông vận tải quyết định công bố mở luồng quốc gia, luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công bố mở luồng địa phương, luồng chuyên dùng nối với luồng địa phương.
Ngoài ra, Chính phủ cũng quy định vùng nước cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu không được chồng lấn với luồng đường thủy nội địa; chiều dài vùng nước cảng, bến thủy nội địa không vượt quá vùng đất tiếp giáp với sông, kênh, rạch được cơ quan có thẩm quyền cấp để xây dựng cảng, bến thủy nội địa.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/3/2021.
Nghị định này làm hết hiệu lực một phần Nghị định 24/2015/NĐ-CP, Quyết định 34/2016/QĐ-TTg.
Chi tiết:
File đính kèm:
Nguồn: http://sogtvt.haiduong.gov.vn/
Các tin liên quan
- KẾT QUẢ CUỘC THI TUYỂN PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CẦU BÙI THỊ XUÂN- THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
- Hội nghị phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công
- Những quy định mới về đường thuỷ nội địa
- Hội nghị triển khai các quy định về hoạt động vận tải hàng hóa
- Tăng cường công tác phối hợp kiểm soát tải trọng phương tiện trong thời gian cao điểm phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Các tin nổi bật
- Năm 2023 ngành GTVT thi đua với chủ đề “Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả"
- Tập huấn quy định quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- THÔNG BÁO THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG